Nhiều phụ huynh quá mệt mỏi vì con ốm sốt không rõ nguyên nhân, nhiều lớp có hôm gần 10 học sinh xin nghỉ ốm

Nhiều phụ huynh quá mệt mỏi vì con ốm sốt không rõ nguyên nhân, nhiều lớp có hôm gần 10 học sinh xin nghỉ ốm

Nhiều bố mẹ than phiền thời gian gần đây, các bé thường xuyên ốm sốt nhưng khi test Covid-19, cúm A, B hay Adeno đều cho kết quả âm tính.

Hai ngày gần đây, Nguyễn Vân Anh (28 tuổi, Trương Định, Hà Nội) phải nghỉ làm vì con ốm, sốt. Cô cho biết khoảng hơn một tháng nay, bé Bin (2,5 tuổi, con của Vân Anh) liên tục ốm. Đây là con đầu lòng và chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ nên Vân Anh rất lo lắng.

Thức trắng đêm trông con ốm

“Cứ đi học được một tuần, con tôi lại nghỉ 2-3 ngày vì ốm. Mỗi lần con sốt, mệt mỏi, cả gia đình lại thức trắng đêm để trông bé. Con ốm mệt nhưng bố mẹ cũng kiệt sức theo phải theo dõi con liên tục, không dám nghỉ ngơi”, bà mẹ trẻ nói.

Vân Anh cho hay một vài lần đầu con sốt, chị sẽ đưa con đi khám ngay. Kết quả chẩn đoán thường là sốt virus. Những lần sốt sau, vì thương con phải lấy máu xét nghiệm nhiều lần, chị tự điều trị cho bé tại nhà. Nếu đến ngày thứ 3 con chưa hết sốt, Vân Anh sẽ cho bé đi kiểm tra ở bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân.

Theo bà mẹ một con, năm nay, bé Bin ốm nhiều hơn so với cùng thời điểm này của năm trước. Vân Anh cho rằng có thể vì bé bắt đầu đi học, tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, virus và lây từ bạn bè cùng lớp.

“Để phòng con ốm, tôi cũng cho bé tiêm đầy đủ các mũi vaccine nhưng vẫn ốm nhiều, có thể do sức đề kháng kém nên tái đi tái lại”, mẹ bé Bin cho hay.

Tương tự, Nguyễn Hằng (32 tuổi, Hà Nội) cũng trăn trở vì hai bé sinh đôi 1,5 tuổi con chị thường xuyên phải đến bệnh viện thăm khám do ốm triền miên. Chị đã cho các bé test Covid-19, cúm A, B hay Adeno nhưng đều có kết quả âm tính.

Chị Hằng cho biết bạn bè của mình cũng than vãn vì con ốm nhiều lần, đưa đi khám, điều trị ở các bệnh viện, phòng khám nhưng trẻ vẫn tái mắc.

“Các bé thường có các biểu hiện như sốt, sổ mũi, nôn trớ, thỉnh thoảng đi ngoài phân lỏng… Tôi nghĩ vì con đi ra ngoài chơi nhiều, nhiễm các loại virus nên thời gian này giữ bé ở nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả là các con tôi vẫn ốm”, bà mẹ hai con tâm sự.

Thể trạng con chị Hằng vốn nhẹ cân nên mỗi lần con ốm, chị rất lo lắng vì các bé sẽ chán ăn, mệt mỏi. Bà mẹ này cũng cho con dùng thêm các loại vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng nhưng không có hiệu quả rõ ràng.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, chị Nguyễn Nga (33 tuổi, Hà Nội), viết: “1h30p, em nôn, chị thì sốt, mẹ đầu đau như ‘búa bổ'”.

Chị cho hay cả hai bé năm nay 6 và 11 tuổi con chị đều đang sốt, nôn, chưa rõ nguyên nhân. Thời gian gần đây, thỉnh thoảng, các bé sẽ sốt 1-2 ngày sau đó khỏi bệnh và có thể vui chơi, đi học trở lại bình thường.

“Thấy con sốt rồi khỏi bệnh nhanh nên tôi không đưa đi khám. Tôi phỏng đoán có thể do thay đổi thời tiết, ăn đồ lạnh… nên viêm mũi họng, dẫn tới sốt. Khi con sốt cao, tôi cho bé uống hạ sốt. Nếu đau họng, tôi cho con dùng thêm kháng sinh. Để tăng đề kháng cho con, tôi cũng mua một số lại thực phẩm chức năng của nước ngoài để bổ sung nhưng không thường xuyên”, chị Nga nói.

Dưới bài viết của chị Nga, rất nhiều bà mẹ khác cũng đồng cảm và chia sẻ gia đình đang gặp tình trạng tương tự.

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ gia tăng

Bác sĩ Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội, cho biết khoảng 1,5 tháng gần đây, tỷ lệ bệnh nhi tới khám có biểu hiện ốm sốt tại cơ sở y tế này tăng. Không chỉ trẻ em, người lớn đến khám cũng nhiều hơn, gây quá tải.

Ngày 4/11, các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, cũng cho hay mỗi ngày đơn vị này thăm khám trung bình cho 50 lượt bệnh nhi. Tại khoa Nhi, số lượng bệnh nhân thường xuyên trên 70, cao điểm trong những ngày gần đây có thể lên đến 90 trẻ. Bệnh nhi nhập viện với các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa như tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lới, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, cho biết đây là các bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ mỗi khi thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi, nắng hanh khô vào ban ngày, trời se lạnh vào buổi tối và sáng sớm.

“Nguyên nhân có thể từ nhiều loại dịch đang cùng lưu hành như cúm mùa, Adeno, sốt xuất huyết. Ngoài ra, thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường, tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Đặc biệt, trẻ em có sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh”, bác sĩ Tiến cho hay.

Vị chuyên gia này nhận định trường hợp trẻ ốm sốt nhưng cha mẹ cho trẻ test Covid-19 hay cúm A, cúm B, adeno đều âm tính không khó hiểu. Ông cho hay có rất nhiều loại virus đường hô hấp khác nhau (CMV, Rhino, á cúm…). Chúng ta chỉ định danh được một số loại tiêu biểu. Ngoài ra, những loại test SARS CoV-2, Adeno, Influenza cũng có độ nhạy nhất định, không phải lúc nào kiểm tra cũng cho kết quả chính xác.

Theo bác sĩ Tiến, khi trẻ sốt, cha mẹ nên con đưa đi khám để các bác sĩ đánh giá và hẹn theo dõi. Đa số trường hợp, phụ huynh vẫn có thể tự theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như thở nhanh, mất nước, rút lõm lồng ngực nhiều, cha mẹ phải cho con đến bệnh viện ngay.

“Thông thường, bệnh nhi sẽ sốt trong 3-5 ngày, nhưng bé thường còn ho, đằng hắng trong khoảng 7-10 ngày tiếp theo. Nếu tiến triển thông thường, sốt, ho, chảy mũi sẽ tự giới hạn ở đường hô hấp trên. Một số trẻ biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, có thể tiến triển rất nhanh. Vì vậy, cha mẹ phải theo dõi sát và tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ”, bác sĩ Tiến lưu ý.

Phụ huynh cần trang bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh trẻ:

– Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ. Vệ sinh mũi, súc miệng, họng, tay sạch sẽ, đồng thời vệ sinh các đồ vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc.

– Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ, bổ sung lượng nước thiết yếu, xây dựng lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

– Bổ sung các loại vitamin A, B, C và Axit amin, thymomodulin, Betaglucan tăng sức đề kháng có trong sản phẩm:

Siro Parbye gold, Vinaglucan Parbye gold, Clyn-C, Lactogophapmy… Nhằm tăng đề kháng và miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ ít ốm vặt hơn.

Bác sĩ Lới cho hay hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống. Điều này rất nguy hiểm.

“Tự ý dùng kháng sinh làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho con mà phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc làm này vừa tránh cho bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng, vừa tránh lây bệnh sang những người xung quanh”, bác sĩ Lới nói.

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN