Bạn có đang “Khổ sở” vì nhiệt miệng, lở loét miệng, chảy máu chân răng?

Bạn có đang “Khổ sở” vì nhiệt miệng, lở loét miệng, chảy máu chân răng?

Nhiệt miệng, lở loét miệng, chảy máu chân răng là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai dù là trẻ nhỏ, người lớn hay người già. Dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh gây khó chịu, đau xót làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy khi gặp tình trạng này, nguyên nhân do đâu và cần làm gì để khắc phục?

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng, chảy máu chân răng

Theo các chuyên gia y tế, nhiệt miệng chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không điều độ hoặc do một số bệnh lý nha khoa khác.

–               Vệ sinh răng miệng không cẩn thận, khiến các vi khuẩn, nấm có điều kiện thuận lợi tấn công khoang miệng và gây ra các bệnh lý nha khoa, trong đó có nhiệt miệng chảy máu chân răng.

–               Ăn đồ cay nóng, uống nhiều nước ngọt, nước có gas, khiến cơ thể bị nóng trong lâu dần dẫn tới nhiệt.

–               Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, thiếu ngủ, nghỉ ngơi không đủ khiến sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, tấn công và dẫn tới nhiệt miệng.

–               Do mắc một số bệnh nha khoa như viêm quanh răng, viêm lợi…Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời không chỉ gây ra nhiệt miệng mà còn có thể làm hỏng mô và xương nâng đỡ răng, khiến nướu bị tổn thương nặng, lợi bị tụt khỏi chân răng.

–               Do thiếu dinh dưỡng, cụ thể là vitamin C, K. Đây là hai thành phần ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ nướu. Nếu thiếu có thể gây chảy máu chân răng, khiến lợi dễ bị tấn công và xuất hiện ổ sưng, mưng mủ, chảy máu.

–               Do thay đổi nội tiết tốt, nhất là ở các bà bầu, tuổi dậy thì, dẫn tới xuất huyết chân răng.

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh? 

Thực tế, nhiệt miệng chảy máu chân răng không quá nguy hiểm, có thể thuyên giảm nếu vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống, sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không tự biến mất mà kéo dài, chảy máu nhiều, người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác.

3. Cách chữa nhiệt miệng, loét miệng, chảy máu chân răng hiệu quả 

Thông thường, các vết nhiệt miệng có thể tự lành sau 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nhiệt miệng, chảy máu chân răng kéo dài có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt, ăn uống. Do vậy, bạn có thể tham khảo một số cách trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà:

Súc miệng với nước muối: Việc dùng nước muối không giúp bạn khỏi nhiệt miệng chỉ sau 1 – 2 ngày tuy nhiên lại rất an toàn, dễ thực thực hiện và rất tiết kiệm. Nước muối có tính sát khuẩn cao, sử dụng hàng ngày vừa giúp loại bỏ nguyên nhân gây nhiệt, vừa giảm đau và giúp các vết nhiệt nhanh khô hơn.

Bạn có thể sử dụng 5g muối tinh pha vớ 230ml nước ấm rồi súc miệng mỗi ngày, mỗi lần súc miệng 15 – 30 giây. Khi súc miệng, bạn để nước muối trôi sâu vào họng nhưng không được nuốt. Kiên trì súc miệng mỗi ngày, không chỉ tình trạng nhiệt miệng được đẩy lùi mà bạn cũng hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác.

Dùng dầu dừa: Dầu dừa có tính sát khuẩn rất tốt nhờ thành phần Acid Lauri tự nhiên. Hơn nữa, nó cũng có thể giảm đau, giảm sưng và giúp vết thương nhanh lành hơn. Bạn có thể sử dụng 1 lượng vừa đủ dầu dừa bôi lên khu vực bị nhiệt. Mỗi ngày bôi dầu dừa vài lần, sau khi bôi cần hạn chế nuốt nước bọt để dầu dừa lưu lại trên vết nhiệt lâu hơn.

Thanh nhiệt bằng trà hoa cúc chữa nhiệt miệng: Trà hoa cúc có vị ngọt tự nhiên, mùi thơm dễ chịu là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Loại trà này cũng có thể giảm đau và giúp vết nhiệt nhanh lành hơn. Lý do là bởi nó chứa thành phần Levomenol và Azulene, đây là hai chất giúp sát trùng, chống viêm rất tốt. Để trị nhiệt miệng chảy máu chân răng, bạn cũng có thể dùng túi trà hoa cúc đắp lên khu vực bị nhiệt vài phút. Ngoài ra, mỗi ngày có thể dùng trà hoa cúc pha với nước ấm để súc miệng cho tới khi vết nhiệt lành hẳn.

Sử dụng bã chè khô: Trong bã chè có chứa thành phần Tannis, giúp giảm sưng đau, chống viêm hiệu quả. Cũng vì thế, người bị nhiệt miệng có thể sử dụng bã chè đắp lên khu vực nhiệt để đẩy lùi tình trạng này nhanh chóng.

Các sản phẩm nước súc miệng chuyên dụng

Bên cạnh các mẹo sử dụng nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng để giảm thiểu tình trạng nhiệt miệng, chảy máu chân răng. Các sản phẩm này giúp vệ sinh khoang miệng, hạn chế các lớp vi khuẩn gây bệnh, giảm mảng bám, làm dịu nhiệt miệng khá hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm đặc trị nhiệt miệng, lở loét miệng, chảy máu chân răng

Đây là giải pháp đem lại hiệu quả nhanh nhất và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Các sản phẩm đặc trị nhiệt miệng, lở loét miệng, chảy máu chân răng giúp Thanh nhiệt, tăng sức bền thành mạch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng nhiệt miệng, tránh tái phát bệnh.

BUTIN HEAT – Với công nghệ tiên tiến nano chiết xuất thành chất tinh khiết giúp cơ thể nhanh hấp thụ đạt hiệu quả trên 90% khi uống. Do đó người hay mắc chứng nhiệt miệng dùng sản phẩm từ 4-8 tháng/năm sẽ giúp cơ thể được thanh lọc và hạn chế bệnh nhiệt miệng tái phát.

Thành phần trong BUTIN HEAT gồm: Chiết xuất Chè xanh, Atiso, Kim ngân hoa, đương quy, xuyên khung, Rutin C, Vitamin C, PP, B2, kẽm gluconate…nên rất an toàn khi sử dụng.

Công dụng: Thanh nhiệt, tăng sức bền thành mạch, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng nhiệt miệng do nóng nhiệt.

Đối tượng sử dụng: Người bị chảy máu chân răng, người có sức đề kháng kém. Người bị nhiệt miệng, bị chảy máu mũi, đi cầu ra máu do nóng nhiệt.

Cách dùng: Uống sau bữa ăn

Trẻ trên 6 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần.

Người lớn: Mỗi lần uống 1-2 viên, ngày 2 lần.

Mỗi đợt dùng 4-6 tuần, 2 đợt liên tiếp nên cách nhau 1 tuần.

Dùng dự phòng: Uống 1-2 viên/ngày

Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý: Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Nhà Phân Phối:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PHÁP MỸ

Địa chỉ: Số 47A đường Tân Triều, xã Tân Triều,Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại tư vấn: 024 666 16949 – 0967 386 006

Website: www.Duocphapmy.com

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN