Serum ZACAMYCIN – Giải pháp điều trị vết thương, lở loét lâu ngày, mụn nhọt hiệu quả

Serum ZACAMYCIN – Giải pháp điều trị vết thương, lở loét lâu ngày, mụn nhọt hiệu quả

Người lớn thường xuyên thể thao, trẻ nhỏ hiếu động là những đối tượng thường gặp các vấn đề về xây xước da do vận động hoặc các vết thương hở do mụn nhọt, lở loét, những người sau tai biến bị lở loét da do nằm lâu ngày…. Nếu để lâu ngày không điều trị thì vết thương có thể nhiễm trùng nặng, sưng tấy gây đau nhức, chảy dịch mủ… Do vậy, các sản phẩm có công dụng sát khuẩn, giúp mau lành vết thương đang ngày càng được nhiều gia đình sử dụng.

Chăm sóc vết thương hở đúng cách tại nhà?

Theo các bác sĩ của bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Vết thương hở bao gồm các vết thương trầy xước, vết rách, vết thương thủng, vết thương mổ… do vận động, tai nạn, hoặc chỉ đơn giản là các vết mụn nhọt, lở loét nhưng không được xử lý đúng cách khiến vết thương ngày càng rộng và nặng hơn.

Vết thương hở cũng có thể là vết thương lở loét do nhiễm trùng, đỏ, sưng tấy, có dịch mủ tụ ở vết thương. Người bệnh nằm lâu ngày có thể xuất hiện các vết sưng đỏ hay lở loét.

Các biến chứng nhiễm trùng khi vết thương hở, lở loét không được chăm sóc đúng cách như là: Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, uốn ván (lockjaw), viêm cân mạc hoại tử gây sốt đau họng, buồn nôn, đau bụng, đau dữ dội ở vùng vết thương…

Cách xử lý vết thương hở, vết lở loét lâu ngày tại nhà

1-  Cách xử lý vết thương hở

Để tránh tình trạng các vết thương hở trở nặng, nhiễm trùng, sốt và sưng bạch huyết thì mọi người cần chăm sóc và vệ sinh vùng da bị tổn thương, lở loét đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ của vết thương mà bạn cần phải lựa chọn đến cơ sở y tế được được các bác sĩ kiểm tra và xử lý vết thương hay có thể tự xử lý tại nhà.

Với những vết thương nhỏ bạn có thể tự xử lý tại nhà qua các bước sau:

– Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi thực hiện sơ cứu vết thương nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng.

–  Dựa vào tình trạng tổn thương và tính chất chất tổn thương để lựa chọn phương pháp sơ cứu, cầm máu phù hợp.

–  Vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch sát khuẩn, nước muối, Zaca.H2O hoặc nước sạch để loại bỏ các chất bụi, mảnh vụn nếu có, sau đó dùng khăn mềm thấm nhẹ nhàng.

Vệ sinh sạch sẽ vết thương hở bằng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng

– Thoa thuốc kháng sinh lên vị trí tổn thương nếu vết thương bị trầy xước nhẹ hoặc miệng vết thương có kích thước nhỏ để hạn chế việc nhiễm trùng. Chú ý nên lựa chọn các sản phẩm có thể dùng cho vết thương hở, không kích ứng.

– Băng bó vết thương sau khi cầm máu giúp cho vết thương luôn được sạch sẽ, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cần lưu ý không nên băng bó quá chặt dẫn đến cản trở quá trình lưu thông máu hay gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

– Thay băng vết thương hàng ngày hoặc khi xuất hiện bụi bẩn, ẩm ướt.

– Thường xuyên theo dõi tốc độ lành vết thương, nếu có các dấu hiệu chảy dịch, mủ… thì cần đến gặp bác sĩ để được xử lý.

2-  Cách xử lý vết thương hở lở loét lâu ngày do nằm nhiều:

Các vị trí dễ bị lở loét của bệnh nhân nằm nhiều do bị tì đè.

Nguyên tắc điều trị

Loét tì đè( với bệnh nhân nằm bất động lâu ngày) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị, thời gian chăm sóc ở những bệnh nhân nằm lâu, liệt, ít vận động. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, việc điều trị các vết loét do tì đè, nằm lâu cần phải thực hiện càng sớm càng tốt nhưng phải đúng phác đồ.

Chăm sóc như thế nào để hạn chế loét da?

Để hạn chế tối đa những yếu tố làm tăng quá trình loét da ở bệnh nhân cao tuổi, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nằm trên giường lâu năm, 1-2 giờ phải thay đổi tư thế nghiêng, ngửa, sấp, lật người bệnh kiểm tra và làm vệ sinh như lau khô mồ hôi, làm mát vùng tỳ đè. Tư thế nằm ngửa cần có gối mềm kê ở các vùng thắt lưng, khoeo, gót. Tư thế nằm nghiêng cần có gối  kê ở thắt lưng, gối ở gót. Tất cả các gối kê cần giữ tư thế sinh lý của cột sống, của chi và chống loét do đè ép.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thân thể người bệnh. Làm thoáng da và dùng một số bột chống ẩm xoa lên vùng thường xuyên bị đè, cọ sát nhiều của người bệnh. Người bệnh phải được nằm nơi thông thoáng và khô ráo, tránh ẩm mốc dễ tạo các vết loét; nên sử dụng nệm chống loét để lót cho bệnh nhân nằm, nệm chống loét có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự thông thoáng vùng da cọ sát, đồng thời giúp người chăm sóc đỡ phải thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân hay làm khô vùng da ẩm ướt.

Dự phòng loét rất quan trọng, người chăm sóc bệnh nhân nằm lâu cần lưu ý hàng ngày để hạn chế tối đa vết loét da. Nếu người bệnh đã bị loét, cần săn sóc, điều trị đúng quy cách để vết loét ép không tăng thêm mà làm cho quá trình lành vết loét nhanh chóng. Điều trị loét là quá trình kéo dài, thời gian tính bằng tháng, thậm chí là năm, cần phải kiên trì, theo dõi chặt chẽ mới đem lại kết quả theo ý muốn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Ngoài vệ sinh, chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết, vì sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình lành vết thương bằng cách ức chế sự tổng hợp collagen. Những người bệnh thiếu hụt protein dễ có khả năng gây các nhiễm trùng vết loét nhất vì chúng làm giảm chức năng của bạch cầu. Ngoài ra, chất béo cũng rất cần thiết vì chúng tạo nên cấu trúc màng tế bào. Các vitamin và muối khoáng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương. Vì vậy, cần cho bệnh nhân ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và dự phòng loét. Khi bệnh nhân đã bị loét, cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị, không điều trị theo mách bảo tránh nhiễm khuẩn da. Không nặn, không xoa bóp vùng da loét và quanh vết loét.

Serum ZACAMYCIN – Giải pháp hỗ trợ điều trị vết thương, lở loét lâu ngày, mụn nhọt được nhiều gia đình tin dùng

Serum ZACAMYCIN – Sản phẩm serum kháng sinh đặc trị các vết trầy xước vết thương lở loét lâu ngày. Với hoạt chất Neomycine, nano curcumin và povidone iodine có thể thẩm thấu nhanh tạo lớp màng keo mỏng phủ lên bề mặt vết thương giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương lở loét. Bên cạnh đó, serum ZACAMYCIN còn kích thích các tế bào da non sinh trưởng làm cho vết thương mau lành và hồi phục nhanh.

Cách sử dụng serum ZACAMYCIN 

Mỗi ngày bôi serum ZACAMYCIN 1 – 2 lần, bằng cách sử dụng tăm bông thấm một lượng nhỏ serum rồi thoa nhẹ nhàng trên vết thương, vết lở loét lâu ngày hoặc vùng da bị mụn nhọt.

Không nên để serum dính vào mắt hoặc miệng. Tốt nhất nên rửa sạch vùng mắt miệng bị dính serum bằng nước sạch và để xa tầm tay trẻ em.

Đặc biệt đối với bệnh nhân bị lở loét lâu ngày: Trước khi bôi serum ZACAMYCIN phải rửa vệ sinh sạch sẽ vết thương bằng dung dịch ZACA.H2O sau đó mới bôi serum ZACAMYCIN, quy trình được lặp lại ngày 2 lần sáng và tối.

Đối tượng sử dụng 

– Người bệnh nằm lâu ngày có vết thương sưng tấy đỏ hoặc lở loét chảy máu.

– Người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú có vết thương lở loét.

– Trẻ em ở lứa tuổi dậy thì bị mụn nhọt, mụn trứng cá…

– Trẻ em, trẻ sơ sinh bị vết thương hở, mụn nhọt.

Cách bảo quản serum ZACAMYCIN 

Để chai thuốc điều trị vết thương hở, vết lở loét serum ZACAMYCIN ở nơi khô ráo thoáng mát và không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Nhà phân phối:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PHÁP MỸ

Địa chỉ: Số 47A, đường Tân Triều, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

ĐT tư vấn: 024.666 16949 – 0967 386 006

Website: www.Duocphapmy.com

Nhà phân phối phía Nam:

CÔNG TY TNHH DƯỢC LONG PHÁT.

Địa chỉ: C2-18, đường N19, tổ 8, khu phố 4, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN