Uống thuốc “triệt ho” ngay khi chớm bệnh liệu có tốt?

Uống thuốc “triệt ho” ngay khi chớm bệnh liệu có tốt?

Ho là một triệu chứng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và thường gặp ở các phòng khám, bệnh viện nhi khoa. Đa phần các mẹ khi đưa bé đến khám chỉ với một mục đích là làm sao để bé ngưng ngay cơn ho.

Trẻ mới chớm ho, bố mẹ nên làm gì?

Khi trở thành mẹ, nghĩa là bạn phải kiêm luôn vai trò bác sỹ cho con. Tuy nhiên với triệu chứng ho, nhiều mẹ trẻ hãy còn hoang mang, không thực sự hiểu ho là gì và nên điều trị cho con thế nào cho đúng, thậm chí các mẹ có thói quen cho con uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Trẻ em có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi thì được cho uống thuốc ngay, phổ biến là thuốc kháng sinh. Hệ quả là chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây nên các bệnh khác.

Không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm.

Muốn trị được bệnh, trước hết phải hiểu bệnh

Thực ra ho không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng và nó là cơ chế có thể giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.

Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn, nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi…

Trường hợp mẹ có thể điều trị giải quyết triệu chứng ho tại nhà

Khi bé mới chớm ho không kèm sốt hoặc sốt nhẹ, nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói mẹ có thể theo dõi bé ở nhà. Mẹ nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh, hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.

Bên cạnh đó nên kết hợp dùng phương pháp trong uống ngoài xoa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cho con như cho con uống SIRO HOPARBYE ngày 2-3 lần theo toa hướng dẫn kết hợp xoa tinh dầu gió vào gan bàn tay và bàn chân cho con trước khi đi ngủ.

Những trường hợp cần đưa trẻ tới bác sĩ: khi trẻ có 1 trong 5 dấu hiệu:

– Bú kém hoặc bỏ bú

– Ho rũ rượi

– Co giật

– Ngủ li bì khó đánh thức

– Thở rít khi nằm yên

– Khò khè

– Sốt hoặc hạ nhiệt độ (trường hợp trẻ dưới 2 tháng tuổi)

Nuôi con là hành trình nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nỗi “hoang mang”, hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức và thấy yên tâm chăm con bốn mùa bớt ho cảm.

 

 

 

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN