Trẻ bị sổ mũi hắt hơi, làm sao cho hết?

Trẻ bị sổ mũi hắt hơi, làm sao cho hết?

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên gây sổ, ngạt mũi, hắt hơi. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng hắt hơi sổ, ngạt mũi ở trẻ có thể diễn tiến nặng, dẫn tới biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản rất nguy hiểm, khó chữa trị.

1. Nguyên nhân trẻ hắt hơi sổ mũi

Trong các nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ, nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo Đông y, do tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh thất thường) hoặc đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Ở giai đoạn chớm bị, trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi,… Sau đó, trẻ có thể bị ho nặng, gây suy yếu tạng phế.

Theo y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Bình thường, hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc, bao phủ bằng lớp thảm nhầy có chức năng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết (thay đổi nhiệt độ đột ngột), hóa chất, dị vật, tình trạng viêm nhiễm, các khối u,… sẽ khiến các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi. Chảy nước mũi khiến trẻ khó chịu vì giảm lượng không khí lưu thông trong mũi. Hiện tượng này có thể tự hết nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh – khí – phế quản,…

Bên cạnh đó, niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus, khi gặp lạnh hoặc điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh mạnh mẽ, gây viêm mũi – họng. Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng nhẹ gồm sổ mũi hắt hơi. Sau vài ngày, nếu không được điều trị đúng cách, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn ho nhiều, mệt mỏi, khó chịu, có thể dẫn tới viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

2. Trẻ bị hắt hơi sổ mũi làm sao cho hết?

Việc điều trị hắt hơi sổ mũi ở trẻ em quan trọng nhất là cần can thiệp sớm ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu để trị bệnh dứt điểm. Vậy trẻ bị sổ, ngạt mũi phải làm sao? Các công việc cần làm gồm:

2.1 Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, phụ huynh chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi bên mũi 3 – 4 giọt. trời lạnh nên làm ấm nước muối 0.9% trước khi nhỏ mũi. Mỗi ngày nên vệ sinh hút mũi cho trẻ 1-2 lần.

Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, đưa ra hướng dẫn dùng thuốc an toàn, hợp lý.

2.2 Cho trẻ dùng thuốc thảo dược

Khi trẻ chớm bị chảy nước mũi, sổ ngạt mũi, không sốt thì cha mẹ nên cho con uống ngay các sản phẩm Như PARBYE BABY, XUYÊN HƯƠNG thảo dược để ngăn chặn sớm không cho dịch mũi chảy xuống họng dễ gây nhiễm khuẩn viêm họng và viêm phế quản.

2.3 Các biện pháp khác

  • Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, nước trái cây, sữa, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ nên tránh ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ và chất béo;
  • Cho trẻ tắm nước gừng ấm vì hơi nước gừng có thể làm lỏng dịch trong mũi, giúp bé dễ dàng xì ra hoặc giúp mẹ dễ dàng làm sạch bằng dụng cụ hút mũi;
  • Day huyệt nghinh hương: Còn gọi là huyệt xung dương, huyệt nghinh hương, có tác dụng thông tỷ khiếu, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt,… giúp trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi,… Huyệt nghinh hương nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng xấp xỉ 1cm. Khi trẻ bị tắc mũi, chảy nước mũi, phụ huynh nên dùng đầu ngón tay day bấm huyệt nghinh hương ở 2 bên mũi trong vòng 1 – 2 phút. Cha mẹ chú ý không nên dùng lực quá mạnh. Mỗi ngày người mẹ có thể thực hiện day huyệt nghinh hương của trẻ 5 – 7 lần tùy theo mức độ bệnh;
  • Thoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của bé, massage vài phút, có thể xoa dầu vào lưng và ngực trẻ;
  • Trước khi bé ngủ nên cho bé mang tất chân để giữ ấm;
  • Cho bé nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Thay vào đó, nước mũi chảy ra ngoài, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn.

Cha mẹ có thể cho bé nằm cao đầu khi ngủ

Thực hiện theo những hướng dẫn trên sẽ giúp điều trị sổ mũi hắt hơi hiệu quả cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị sốt đi kèm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngoài việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, phụ huynh nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh, kháng viêm, tăng cường đề kháng theo chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh. Đồng thời, cha mẹ nên bổ sung thêm vitamin, tăng đề kháng, tăng cường miễn dịch và men tiêu hóa vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh nên giữ cho không khí trong phòng của trẻ được khô, thông thoáng; không cho bé tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi hay thuốc lá; khuyến khích bé tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

 Chi tiết truy cập: www.duocphapmy.com

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN